Thành lập chi nhánh công ty là bước mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh khác tỉnh hoặc thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty như thế nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm những gì? Quy trình thủ tục mở chi nhánh ra sao? Tư Vấn DNL sẽ hướng dẫn thành lập chi nhánh doanh nghiệp một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 để thành lập chi nhánh công ty cần chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH MTV
– Thông báo thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên.
– Quyết định thành lập chi nhánh công ty TNHH MTV
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/ Hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy ủy quyền mở chi nhánh nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật công ty
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên
– Thông báo thành lập chi nhánh công ty 2 thành viên.
– Quyết định của hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh.
– Biên bản họp hội đồng thành viên thành lập chi nhánh
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/ Hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy ủy quyền mở chi nhánh nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật công ty
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
– Thông báo thành lập chi nhánh công ty Cổ phần.
– Quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần của Hội đồng quản trị
– Biên bản họp hội đồng quản trị thành lập chi nhánh
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/ Hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy ủy quyền mở chi nhánh nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật công ty
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập chi nhánh sau 3 ngày làm việc, các bước thành lập chi nhánh công ty chi tiết như sau.

Quy trình thành lập chi nhánh công ty
Hiện nay, thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty cũng gần giống với thủ tục thành lập công ty. Cụ thể, để thuận lợi mở chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở chi nhánh
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ mở chi nhánh công ty theo Luật doanh nghiệp 2020 như phần trình bày bên trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh
Sau khi soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp nộp hồ sơ có đầy đủ chữ ký theo quy định nộp lên Sở Kế hoạch & đầu tư nơi chi nhánh công ty đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh cho chi nhánh
- Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh.
- Trường hợp hồ sơ có sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập chi nhánh
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì? là câu hỏi được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc thành lập chi nhánh của công ty được xem là hoạt động đăng ký kinh doanh mới. Do vậy, khi chi nhánh được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục liên quan trước khi hoạt động như sau:
Thành lập chi nhánh công ty phụ thuộc cùng tỉnh thành công ty chính:
– Thực hiện khắc và phát hành con dấu riêng cho chi nhánh công ty. (Nếu có)
– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài, các loại thuế khác theo quy định cùng công ty chính
– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh nếu có nhu cầu.
Thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập:
– Thực hiện khắc và phát hành con dấu riêng cho chi nhánh công ty.
– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, các loại thuế khác theo quy định tại Cơ quan thuế quản lý.
– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty.
– Chi nhánh đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch và đăng ký nộp thuế điện tử
– Chi nhánh đăng ký mua chữ ký số để kê khai thuế, nộp thuế điện tử, xuất hóa đơn và các thủ tục khác liên quan.
– Chi nhánh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho chi nhánh.
– Chi nhánh hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có)
– Ngoài ra, chi nhánh cần thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên, thực hiện công tác kế toán cho chi nhánh và các thủ tục khác liên quan trong quá trình hoạt động.
Lệ phí thành lập chi nhánh là bao nhiêu?
Lệ phí thành lập chi nhánh bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm khi bắt đầu đi vào kinh doanh. Bởi không phải ai cũng biết chi phí để mở một công ty sẽ là bao nhiêu và chuẩn bị bao nhiều thì đủ. Bạn có thể tham khảo bảng giá sau để hiểu rõ hơn về lệ phí thành lập chi nhánh.
STT | Nội dung dịch vụ | Phí dịch vụ (VNĐ) | Thời gian (ngày làm việc) |
---|---|---|---|
1 | Thành lập chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh | 800.000 | 03 – 05 ngày |
2 | Thành lập chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh | 1.000.000 | 03 – 05 ngày |
3 | Thành lập chi nhánh độc lập cùng tỉnh | 800.000 | 03 – 05 ngày |
4 | Thành lập chi nhánh độc lập khác tỉnh | 1.000.000 | 03 – 05 ngày |
Lưu ý: Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu khắc thêm con dấu tròn phí cộng thêm: 450.000đ

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty uy tín tại Tư Vấn DNL
Việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh cho công ty để không mất thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Khi đăng ký dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Tư Vấn DNL, bạn sẽ được:
Trước khi thành lập chi nhánh công ty
– Tư vấn chi tiết về các thông tin cần chuẩn bị liên quan đến việc thành lập chi nhánh công ty.
– Soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh công ty
– Soạn thảo Quyết định thành lập chi nhánh
– Soạn thảo biên bản họp thành lập chi nhánh
– Thay mặt cho khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh
– Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được Tư Vấn DNL thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia
– Khắc con dấu công ty và làm thông báo mẫu dấu lưu tại doanh nghiệp.
Sau khi thành lập chi nhánh công ty
– Đặc biệt, đối với dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty trọn gói , doanh nghiệp sẽ được Tư Vấn DNL đại diện hoàn tất mọi thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh cho công ty, để đảm bảo công ty của khách hàng có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định. Cụ thể như:
+ Đại diện doanh nghiệp thực hiện làm bảng hiệu công ty.
+ Tư vấn khách hàng lựa chọn đăng ký tài khoản ngân hàng phù hợp. Đặt biệt được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng tận nơi.
+ Hỗ trợ liên hệ đăng ký mua chữ ký số cho chi nhánh
+ Thay mặt doanh nghiệp đăng ký, nộp tờ kê khai thuế ban đầu một cách đầy đủ.
+ Tư vấn doanh nghiệp về thời hạn và cách thức góp vốn vào công ty sau khi thành lập.
– Đặc biệt, khách hàng đăng ký thành lập chi nhánh tại Tư Vấn DNL sẽ được tư vấn pháp lý miễn phí mọi vấn đề liên quan đến hoạt động pháp lý, giấy tờ liên quan trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Các công việc liên quan đến thuế sau khi thành lập chi nhánh
Sau khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến thuế để tránh bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
1. Kê khai, nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh công ty
– Theo quy định, Chi nhánh công ty sau khi được thành lập có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh đặt địa chỉ.
– Trong trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh.
– Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm
– Tờ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh;
– Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.
Thời gian nộp lệ phí môn bài của chi nhánh công ty
– Thời gian chậm nhất mà chi nhánh công ty cần phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ thành lập chi nhánh vào ngày 15/07/2018 , thì thời gian chậm nhất phải đóng thuế môn bài là hết ngày 31/07/2018.
Lệ phí môn bài của chi nhánh công ty
Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.
+ Nếu chi nhánh được thành lập trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm(từ 01/01 đến ngày 30/06) thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tức là nộp 1,000,000 đ
+ Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm. Tức nộp 500,000 đ
Lưu ý: Miễn lệ phí môn bài 3 năm cho Các tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới); Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 25/2/2020 theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020.
2. Quy định về việc chi nhánh công ty tự đặt in sử dụng hóa đơn hoặc mua hóa đơn từ cơ quan thuế
– Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp sau khi làm thủ tục đề nghị đặt in hóa đơn và được cơ quan quản lý thuế trực tiếp chấp nhận.
– Chi nhánh có thể lựa chọn mẫu hóa đơn riêng nhưng trên hóa đơn phải ghi thông tin tên doanh nghiệp ở phía trên cùng bên trái.
– Trước khi sử dụng hóa đơn tự in chậm nhất là 02 ngày làm việc, Chi nhánh công ty cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và gửi hóa đơn mẫu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
– Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.
3. Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty
– Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh công ty có thể mở tài khoản ngân hàng.
– Chi nhánh công ty có trách nhiệm thông báo số tài khoản của chi nhánh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng.
Ngoàị dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, Tư Vấn DNL còn cung cấp các dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, dịch vụ thành lập công ty vốn Việt Nam, thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ kế toán, Thay đổi giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ đăng ký chữ ký số giá rẻ, hóa đơn điện tử, đăng ký nhãn hiệu, …
Hơn 1000 khách hàng và doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tư Vấn DNL. Nếu bạn đang có ý định mở chi nhánh công ty tại TPHCM thì đừng ngần ngại liên hệ dịch vụ của Chúng tôi. Hãy liên hệ Tư Vấn DNL để được tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình 24/7.
Bạn cần tư vấn thêm?
Đừng ngần ngại cho chúng tôi biết bạn cần gì? Chúng tôi ở đây để hỗ trợ bạn
Phí thành lập chi nhánh bao nhiêu tiền?
Phí thành lập chi nhánh công ty tại Tư Vấn DNL là: 800.000đ.
Tham khảo thêm bảng báo giá mở chi nhánh chi tiết tại đây
Thời gian thành lập chi nhánh doanh nghiệp mất bao lâu?
Thời gian thành lập chi nhánh doanh nghiệp từ 03-05 ngày làm việc.
- Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần
- Tải iTaxviewer mới nhất 2023
- Mã ngành 1910 Sản xuất than cốc
- Những điều cần biết về Covid-19 khi F0 tự cách ly tại nhà
- Tải eSignerChrome 1.0.8 mới nhất 2022