Việc mở lớp dạy thêm tại nhà đã và đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc nâng cao kiến thức cho con em mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình và các quy định pháp lý liên quan, đặc biệt là khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/02/2025, mang đến những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực này và việc đăng ký kinh doanh dạy thêm dạy kèm tại nhà là bắt buộc. Bài viết này sẽ cung cấp một hướng dẫn chi tiết từ A-Z về việc mở lớp dạy thêm tại nhà năm 2025, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình này.
Quy định mới về mở lớp dạy thêm dạy kèm tại nhà
Căn cứ Điều 6 của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì các yêu cầu đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm
1/ Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp
Theo quy định cá nhân tổ chức muốn mở lớp dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và hình thức hộ kinh doanh là lựa chọn phổ biến và phù hợp cho giáo viên muốn mở lớp dạy thêm tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần nếu có kế hoạch phát triển lớn hơn.
2/ Hồ sơ mở lớp dạy thêm tại nhà năm 2025
Để đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)
- Giấy tờ pháp lý cá nhân: Căn cước công dân của chủ hộ và các thành viên gia đình góp vốn
- Bản sao biên bản họp gia đình (nếu có thành viên gia đình góp vốn).
- Văn bản ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ mở hộ kinh doanh dạy thêm của Tư Vấn DNL).
3/ Quy trình đăng ký kinh doanh dạy thêm, dạy kèm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở lớp dạy thêm có đầy đủ chữ ký theo mục hồ sơ nêu trên
Một số thông tin cần chuẩn bị về Hộ kinh doanh dự kiến thành lập:
a. Tên hộ kinh doanh: ……………..
b. Địa chỉ hộ kinh doanh(*): (Ghi rõ số nhà, tên đường, Ấp/thôn, Phường/xã, Quận/huyện, Tỉnh/ thành phố): ………………. …………… (Cung cấp hợp đồng khi thuê mượn or giấy tờ nhà nếu nhà của chủ hộ)
Điện thoại (*): ………………
Email (nếu có): …………………
c. Ngành nghề kinh doanh(*): Phải có mã ngành dạy thêm, gia sư
d. Vốn điều lệ(*): ………………. ………………..
e. Thông tin chủ hộ kinh doanh(*): Thông tin Căn cước công dân sao y công chứng và các thông tin khác liên quan.
- Địa chỉ liên lạc: ……………….
- Điện thoại: …………………
- Email (nếu có): ………………
- SỐ CMND CŨ: ………………..
- Mã số thuế cá nhân (nếu có): ………………………….
**** LƯU Ý: CHỦ HỘ KINH DOANH KHÔNG THUỘC CÁC TRƯỜNG HỢP SAU:
- Chủ hộ kinh doanh đã đăng ký mở hộ kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể, khóa mã số thuế.
- Chủ hộ kinh doanh đang nợ các loại thuế.
- Chủ hộ kinh doanh là Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên Công ty Hợp danh.
- Chủ hộ kinh doanh đang là giáo viên công lập tại các trường.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dạy kèm
Chủ hộ kinh doanh thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh theo các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận 1 của của Phòng đăng ký kinh doanh cấp Huyện
- Nộp hồ sơ đang ký dạy thêm online tại Công thông tin Quốc gia
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh gia sư tại nhà
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận đã nộp hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm học thêm.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Lưu ý sau khi xin giấy phép dạy thêm tại nhà
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh dạy thêm, dạy kèm chủ hộ kinh doanh cần thực hiện các thủ tục sau:
- Liên hệ Cơ quan thuế quản lý để kê khai thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép. (Kê khai trễ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính)
- Khắc biển hiệu treo tại địa chỉ kinh doanh
- Đáp ứng các điều kiện hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêm
- Thực hiện ghi sổ sách kế toán theo Thông tư 88/2021 nếu hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai.
- Ngoài ra, Hộ kinh doanh cần tuân thủ các quy định pháp luật khác liên quan đến kinh doanh về an toàn lao động, anh ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,…
Mở lớp dạy thêm tại nhà là một hướng đi tiềm năng cho những giáo viên yêu nghề và muốn có thêm thu nhập. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần nắm vững các quy định pháp lý, chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn và kỹ năng quản lý. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bắt đầu hành trình của mình. Nếu bạn thấy thủ tục quá rườm rà, phúc tạp có thể tham khảo dịch vụ mở hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm của Tư Vấn DNL
Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm tại nhà của Tư Vấn DNL
1/ Nhiệm vụ của Tư Vấn DNL:
- Tư vấn miễn phí và soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy kèm theo đúng quy định.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ mở HKD dạy kèm tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Thời gian hoàn thành thủ tục dao động từ 03 – 05 ngày làm việc.
- Giao kết quả giấy phép tận nơi cho khách hàng.
2/ Cam kết của Tư Vấn DNL:
- Không phát sinh thêm chi phí ngoài.
- Tư vấn ngành nghề dạy thêm miễn phí và tận tình.
- Đúng hẹn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Khách hàng không cần đến Phòng kinh doanh và không cần công chứng ủy quyền.
- Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập Hộ kinh doanh gia sư.
3/ Ưu điểm của dịch vụ:
- Tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và tận tình.
- Chi phí dịch vụ hợp lý và cam kết không phát sinh chi phí ngoài.
4/ Thông tin liên hệ:
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm tại Tư Vấn DNL, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn và hỗ trợ.
Bạn cần tư vấn thêm?
Đừng ngần ngại cho chúng tôi biết bạn cần gì? Chúng tôi ở đây để hỗ trợ bạn
Giáo viên nào được mở lớp dạy thêm tại nhà?
Giáo viên các trường tư thục.
Giáo viên tiểu học có được dạy thêm không?
KHÔNG. Giáo viên tiểu học chỉ được dạy thêm các môn năng khiếu nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống.
Mở lớp dạy thêm có cần đăng ký kinh doanh không ?
CÓ. Khi mở lớp dạy thêm có cần đăng ký kinh doanh theo quy định của Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/02/2025
Không có bằng sư phạm có được dạy thêm ?
Theo quy định hiện hành, người không có bằng cáp về sư phạm vẫn có thể đăng ký kinh doanh dạy kèm, dạy thêm. Nhưng, để được dạy kèm dạy thêm tại nhà, cần bảo đảm đầy đủ các điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với lớp dạy, phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, chủ hộ cần liên hệ với địa phương để được giải đáp về điều kiện cần và đủ nếu muốn dạy thêm ở nhà.