Hướng dẫn làm thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng để nhận trợ cấp thất nghiệp mới nhất. Để giúp các bạn đang nhận trợ cấp thất nghiệp thành công lần đầu, nhưng từ lần thứ 2 trở đi đang thắc mắc chưa biết phải làm như thế nào?Cách điện mẫu thông báo tìm kiếm việc làm ra sao? thủ tục hồ sơ thông báo tìm kiếm việc làm ra sao? Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn.

Thời hạn nộp thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng
Căn cứ theo khoản 1 điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015:
“Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Và theo mục b khoản 4 điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 quy định:
” ….
Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
….”
Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng thứ 2 trở đi. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ đầu tiên của tháng thứ 2 hưởng trợ cấp người lao động phải nộp mẫu 16: Thời hạn nộp thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng đến Trung Tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hướng dẫn làm thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng
Quy trình nộp thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng
Để tiến hành nộp hồ sơ thông báo tìm kiếm việc làm mời các bạn tham khảo các như sau:
– Bước 1: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015.
– Bước 2: Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
– Bước 3: Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.

Hồ sơ thông báo tìm kiếm việc làm:
– Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (theo mẫu số 16 – Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm.
Kiểm tra hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; trao cho người nộp hồ sơ theo BM 01, thực hiện tiếp bước B2.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và ghi rõ lý do theo BM 02. – Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ: Lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo BM 03.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
-Trả kết quả cho Tổ chức/ cá nhân (Nhắn tin cho người lao động đến nhận quyết định) -Thống kê và theo dõi
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật việc làm ngày 16/11/2013;
– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015.
Trên đây là chia sẻ về hướng dẫn làm thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng qua bưu điện mới nhất 2021 của Tư Vấn DNL, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khai báo việc làm hằng tháng để hưởng bảo hiểm that nghiệp 2021. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới hoặc liên hệ Tư Vấn DNL để được hỗ trợ.
- Tải HTKK mới nhất 2023 I HTKK 5.1.1
- Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Mã ngành 9639 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Mã ngành 4730 Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh
- Thông báo Cảnh giác hành vi mạo danh cơ quan thuế công chức thuế để lừa đảo
- Dịch vụ làm giấy phép hộ kinh doanh Quận 12
- Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2022