Mã ngành nghề xây dựng mới nhất năm 2023

Mã ngành nghề xây dựng mới nhất khi thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Để tìm hiểu kỹ hơn về Mã ngành nghề xây dựng, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành xây dựng nhà để ở” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn.

Mã ngành nghề xây dựng mới nhất

Mã ngành nghề xây dựng mới nhất thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:

Tên ngành, nghề Kinh doanhMã ngành nghề
Xây dựng nhà để ở4101
Xây dựng nhà không để ở4102
Xây dựng công trình đường bộ4212
Xây dựng công trình điện4221
Xây dựng công trình cấp, thoát nước4222
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc4223
Xây dựng công trình công ích khác4229
Phá dỡ4311
Chuẩn bị mặt bằng4312
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác4329
Hoàn thiện công trình xây dựng4330
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác4390
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng4663
Mã ngành nghề xây dựng mới nhất năm 2022
Mã ngành nghề xây dựng mới nhất

Một số lưu ý khi chọn mã ngành nghề xây dựng mới nhất

Tất cả các hoạt động xây dựng công trình chung và xây dựng chuyên dụng cho các công trình
nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Bao gồm xây mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép
các cấu trúc hoặc cấu kiện đúc sẵn trên mặt bằng xây dựng và xây dựng các công trình tạm.

Hoạt động xây dựng chung bao gồm: xây dựng nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công
ích và công cộng khác, các công trình nông nghiệp … Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
bao gồm: đường xe ô tô, đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và các công trình thủy
khác, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp, thoát nước, công trình công nghiệp, đường ống và đường
dây điện, công trình thể thao… Các công việc này có thể tự thực hiện hay thuê ngoài.

Một phần hoặc toàn bộ công việc có thể được thực hiện dưới dạng ký hợp đồng phụ với các nhà thầu
khoán. Một đơn vị thực hiện xây dựng toàn bộ một dự án cũng nằm trong ngành này. Sửa chữa
nhà ở và các công trình xây dựng dân dụng cũng nằm ở ngành này.

Ngành này gồm: xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở (ngành 41), xây dựng hoàn chỉnh công
trình dân dụng (ngành 42) và hoạt động xây dựng chuyên dụng nếu như các hoạt động này được
thực hiện như là một phần của quá trình xây dựng (ngành 43).- Thuê thiết bị xây dựng có kèm người điều khiển được phân vào hoạt động xây dựng cụ thể
được thực hiện với thiết bị.

Ngành này cũng gồm: Phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng dân
dụng bằng cách sử dụng các phương tiện tài chính, kỹ thuật và vật chất để thực hiện các dự án
xây dựng để bán. Nếu những hoạt động này được thực hiện không phải để bán mà để sử dụng (ví
dụ: cho thuê hay sản xuất) thì đơn vị thực hiện hoạt động này không thuộc ngành xây dựng mà
được xếp theo hoạt động tác nghiệp của đơn vị, ví dụ: bất động sản, công nghiệp chế biến…

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh bất động sản

Trên đây là chia sẻ về mã ngành nghề xây dựng mới nhất của Tư Vấn DNL, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Mã ngành khi đăng ký doanh nghiệp, bổ sung ngành. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới hoặc liên hệ Tư Vấn DNL để được hỗ trợ.

Tìm kiếm có liên quan

Mã ngành xây dựng nhà ở

Mã ngành xây dựng 2023

Xây dựng nhà để ở

Xây dựng nhà không để ở

Mã ngành xây dựng cầu đường

Mã ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

Mã ngành 4101

Mã ngành 4321

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one