Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mới nhất 2022 theo Luật doanh nghiệp 2020.

I. Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp: 

1. Đối với Công ty TNHH một thành viên:

“Chủ sở hữu công ty phải góp  vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký  doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực  hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết”.  (Khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp) 

2. Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

“Thành viên phải góp  vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh  nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký  doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực  hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trong thời hạn này, thành  viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành  viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã  cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại”. (Khoản 2  Điều 47 Luật Doanh nghiệp)  

3. Đối với Công ty cổ phần:

“Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần  đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận  đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký  mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Trường hợp cổ đông góp  vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính  để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn  các cổ phần đã đăng ký mua”. (Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp). 

Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp
Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp

II. Về quyền của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. 

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động  lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô  và ngành, nghề kinh doanh. 

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao  động. 

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh  doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của  pháp luật về sở hữu trí tuệ. 

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 

9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực  không theo quy định của pháp luật. 

10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 

11. Quyền khác theo quy định của pháp luật. 

III. Về nghĩa vụ của doanh nghiệp:

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu  tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với  nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện  đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. 

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký  thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt  động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này. 

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong  hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê  khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung  các thông tin đó. 

4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính  khác theo quy định của pháp luật. 

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo  quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của  người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao  động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện  thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;  thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm  y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. 

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one