Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp. Để tiến hành thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí. Hãy cũng Tư Vấn DNL tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Một số lưu ý trước khi tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chắc hẳn bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp hiện tại của bạn là gì? Loại hình doanh nghiệp sau khi chuyển đổi là gì? Để xác định được cơ cấu quản lý điều hành trong doanh nghiệp sắp tới. Bởi vì mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức điều hành khác nhau nên cơ cấu quản lý doanh nghiệp cũng khác nhau.
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp. Sau đây là một số lưu ý doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi chuẩn bị thủ tục, hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi con dấu công ty hay không?
Trên con dấu công ty có thể hiện tên doanh nghiệp gắn liền với loại hình doanh nghiệp nên việc thay đổi loại hình doanh nghiệp cần phải thay đổi con dấu công ty.
Trừ một số trường hợp như chuyển đổi Cty TNHH 1TV sang Cty TNHH 2TV mà trên con dấu không thể hiện 1TV thì vẫn tiếp tục sử dụng đc con dấu cũ.
Thay đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi giấy phép doanh nghiệp?
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi lại giấy phép kinh doanh mới theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời doanh nghiệp phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thay đổi các giấy phép con có liên quan.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần phải thay đổi những gì khác trong doanh nghiệp?
Chuyển đổi loại hình công ty dẫn đến việc thay đổi giấy phép kinh doanh và những hợp đồng, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ, biểu mẫu, con dấu cũng phải thay đổi…. Điều đó phải thông báo đến các cơ quan hữu quan khi mình tiến hành thay đổi loại hình vì tên doanh nghiệp gắn với loại hình doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo, việc thay đổi sẽ tránh nhầm lẫn và phiền toái khi thực hiện giao dịch với đối tác và các cơ quan liên quan.

Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp đều có quyền thay đổi, chuyển đối loại hình doanh nghiệp những vẫn pháp đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật. Nếu không sẽ bị vi phạm về quy định thành lập doanh nghiệp và bị bắt buộc giải thế. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ những điều kiện sau:
- Công ty TNHH Một thành viên: Loại hình công ty này có 1 thành viên (thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức)
- Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: Tối thiểu có 2 thành viên, tối đa 50 thành viên.
- Công ty Cổ Phần: Tối thiểu có 3 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa.
- Doanh nghiệp tư nhân: Tối thiểu 1 người làm chủ doanh nghiệp
Các hình thức doanh nghiệp không thể chuyển đổi loại hình công ty
- Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển trực tiếp thành công ty cổ phẩn. Muốn thực hiện việc chuyển đổi này thì phải làm theo quy trình từ doanh nghiệp tư nhân => công ty TNHH => công ty cổ phần. Theo quy định mới được chuyển trực tiếp
- Công ty cổ phần và công ty TNHH không thể chuyển đổi sang công ty tư nhân, do không có quy định của Pháp Luật
- Không thể chuyển đổi sang công ty cổ phần nếu công ty đó có từ dưới 2 thành viên
Các hình thức doanh nghiệp có thể thay đổi loại hình công ty:
- Chuyển đổi công ty TNHH thành Công ty Cổ phần
- Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên
- Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành công ty TNHH 2 TV trở lên
- Chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty Cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên
- Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành 2 thành viên
- Chuyển đổi Hộ kinh doanh thành Công ty TNHH, Cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần
Thủ tuc hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới nhất
Điều 196. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 197. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
c) Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 của Luật này.
2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy trình tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và xảy ra trường hợp điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 198. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
d) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 199. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp uy tín- Tư Vấn DNL
Nếu các bạn chưa hiểu rõ về luật hiện hành thì ngoài việc tự tham khảo những kiến thức pháp luật sẵn có thì cũng cần nhờ một đơn vị tư vấn uy tín chuyên nghiệp để giải đáp những thắc mắc trước và sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho công ty các bạn. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối không đáng có trong quá trình thay đổi loại hình doanh nghiệp và trong hoạt động doanh nghiệp sau này.
Công ty Tư Vấn DNL là một hãng tư vấn thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh hết sức uy tín chuyên nghiệp tại TPHCM và các tỉnh thành phố khác trên cả nước sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất, đội ngũ chuyên viên tư vấn lâu năm và kinh nghiệm thực tiễn trong ngành sẽ đảm bảo thực hiện toàn bộ thủ tục thay đổi loại hình công ty, doanh nghiệp, và các thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh khác theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quý doanh nghiệp yên tâm hoạt động sau khi thay đổi.
Các bước chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ Tư Vấn DNL
Bước 1: Quý khách gửi qua email những thông tin và giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép kinh doanh)
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
- Loại hình doanh nghiệp dự kiến thay đổi
- Tên và số điện thoại người liên hệ.
Bước 2: Tư Vấn DNL tiến hành thủ tục hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho quý khách.
Bước 3: Tư Vấn DNL hẹn khách hàng ký hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nộp hồ sơ, nhận và giao kết quả tới quý khách.
>>> Phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Giấy đề nghị chuyển đổi qua loại hình doanh nghiệp mới
- Biên bản họp về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần)
- Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên/ Hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty.
- Điều lệ công ty chuyển đổi;
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020.
Tư Vấn DNL cam kết tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ hotline: 0949 883 779 để được hỗ trợ tư vấn.
Bài viết cùng chuyên mục
- Tải HTKK mới nhất 2023 I HTKK 5.1.1
- Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ năm 2023
- Giải đáp vướng mắc của người nộp thuế liên quan đến khai thuế theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC
- Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tĩnh
- Mã ngành 9633 Hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ
- Thủ tục mở địa điểm kinh doanh
- Thông tin liên hệ Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng