Kinh nghiệm thành lập công ty mới nhất năm 2023

Tư Vấn DNL xin chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty mới nhất năm 2023. Để thành lập công ty một cách thuận lợi các bạn cần chuẩn bị và tìm hiểu một số thông tin trước và sau khi thành lập công ty như sau:

Thêm bài viết

Kinh nghiệm trước khi thành lập công ty

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện này mà bạn cần nghiên cứu để lựa chọn loại hình phù hợp nhất khi khởi nghiệp, đó là:

– Thành lập công ty TNHH hai thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Thành lập công ty TNHH một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Công ty Hợp danh: là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh hay còn gọi là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Đối với loại hình này các cá nhân phải thân quen và tin tưởng nhau.

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Kinh nghiệm thành lập công ty khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Kinh nghiệm lựa chọn tên công ty

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Để biết biết chi tiết cách đặt tên của DN, tham khảo quy định tại điều 37, 38,39 của Luật Doanh nghiệp 2020.)

Kinh nghiệm lựa chọn địa chỉ công ty

Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý địa chỉ công ty không được đặt tại chung cư trừ các officetel.

Kinh nghiệm lựa chọn thông tin liên hệ trên giấy phép kinh doanh

Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, Các doanh nghiệp khi thành mới hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh yêu cầu bắt buộc phải có thông tin liên hệ thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: Số điện thoại, số fax, địa chỉ email, website,…

Lưu ý thông tin liên hệ sẽ được công khai trên hệ thống nên dẫn đến sẽ có các cá nhân, đơn vị liên hệ giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ nên các bạn cần cân nhắc để thông tin liên hệ phù hơp và hạn chế các cuộc gọi quảng cáo không mong muốn.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Kinh nghiệm lựa chọn vốn điều lệ (Vốn đăng ký kinh doanh)

Vốn điều lệ “ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Hiện nay, chưa có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và phải góp đủ trong vòng 90 ngày làm việc từ khi được cấp giấy phép kinh doanh

Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

“Người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Ðiều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài bao gồm cả kiều bào nhưng phải thường trú tại Việt Nam tức là phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam

(Tham khảo quy định tại điều 12,13, của Luật Doanh nghiệp 2020.)

ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Kinh nghiệm thành lập công ty khi lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh

Kinh nghiệm lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm và chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thể kinh doanh.

  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp,  người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:
  • Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành
  • Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
  • Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

>>> Tham khảo thêm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh online mới nhất 2023

Kinh nghiệm thành lập công ty (soạn và nộp hồ sơ)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin về công ty dự kiến thành lập, các bạn câng chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của thông tư 01/2021/BKHĐT có đầy đủ chữ ký của các thành viên góp vốn và nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các bước thành lập công ty
Các bước thành lập công ty

Để nộp hồ sơ mở công ty các bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 cách sau:

  • Nộp hồ sơ thành lập công ty online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
  • Nộp hồ sơ thành lập công ty trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&DDT
  • Nộp hồ sơ đăng ký công ty thông qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thông qua dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Tư Vấn DNL

Sau khi nộp hồ sơ thành công, trong vòng 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả hồ sơ doanh nghiệp có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ có thông báo hướng dẫn yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ.

Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục theo quy định. Đa số các doanh nghiệp mới thành lập không nắm rõ, không hoàn thiện đúng thời gian quy định dẫn đến xử phạt không đáng có.

Kinh nghiệm thành lập công ty
Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty

Kinh nghiệm đăng ký Hồ sơ thuế ban đầu

Công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2023, doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chi tiết thủ tục khai báo thuế công ty mới thành lập bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, tải mẫu
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử

Nếu quý doanh nghiệp không có thời gian thực hiện thủ tục này có thể tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký thủ tục hồ sơ thuế ban đầu của Tư Vấn DNL

Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng

Công việc cần làm sau khi thành lập công ty bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để đăng ký nộp thuế điện tử và giao dịch.

Đại diện pháp luật công ty sẽ trực tiếp đến ngân hàng để mở tài khoản, Khi đi mở tài khoản cần chuẩn bị:

  • 01 chứng minh nhân dân bản chính của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép.
  • 01 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản công chứng;
  • Con dấu tròn của công ty
  • 01 bản sao điều lệ của công ty;
  • 01 bản sao Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp;

Lưu ý:  – Sau khi mở tài khoản ngân hàng xong Quý khách phải thông báo số tài khoản với sở KH&ĐT trong vòng 10 ngày. (Bỏ quy định này)

– Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói tại Tư Vấn DNL sẽ tặng miễn phí tài khoản ngân hàng: Viettinbank, MBbank, Tecombank và không phải đến ngân hàng.

Kinh nghiệm kê khai và nộp lệ phí Môn bài theo quy định

Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập phải nộp lệ phí môn bài theo hàng năm. Mức thuế môn bài cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ dưới 10.000.000.000đ (10 tỷ) thuế Môn bài phải nộp: 2.000.000đ/năm
  • Vốn điều lệ trên 10.000.000.000đ (10 tỷ) thuế Môn bài phải nộp: 3.000.000đ/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Văn phòng luật sư,… thuế Môn bài phải nộp: 1.000.000đ/năm

Lưu ý: Doanh nghiệp được miễn Lệ phí Môn bài từ ngày 25/02/2020 theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài năm 2023

Kinh nghiệm lựa chọn nhà mạng cung cấp Hóa đơn điện tử

  • Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư 123 và thông tư 78
  • Doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi hóa đơn giấy sang dùng hóa đơn điện tử trước tháng 07/2022.
  • Liên hệ hotline 0949 883 779 để được tư vấn về thủ tục đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử

Quý khách có thể tham khảo thêm: Bảng giá hóa đơn điện tử

Cac nha mang chu ky so hien nay
Kinh nghiệm lựa chọn Chữ ký số (Chứng thư số)

Kinh nghiệm lựa chọn Chữ ký số (Chứng thư số)

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như con dấu của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như: Kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, ký hóa đơn điện tử, kê khai hải quan, ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà mạng cung cấp dịch vụ chữ ký số khác nhau, từ thương hiệu lớn đến các thương hiệu mới thành lập. Đa số các chữ ký số đều có công dụng giống nhau chỉ khác nhau ở bảng giá dịch vụ và chất lượng hỗ trợ trong quá trình sử dụng.

Tham khảo thêm kinh nghiệm mua chữ ký số mới nhất tại đây

Kinh nghiệm lựa chọn Bảng hiệu công ty

  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp là tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Như vậy, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
  • Cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc này trước khi chấp thuận cho doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng hóa đơn.
  • Để không phải mất thời gian làm việc với nhiều đơn vị, sau khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Tư Vấn DNL, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu công ty 220.000đ (bảng mica 20 * 30 cm chất liệu tốt).

Kinh nghiệm hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần bổ sung thêm giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, Doanh nghiệp cần góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…

Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của Tư Vấn DNL tại đây

Kinh nghiệm lựa chọn kế toán cho doanh nghiệp
Kinh nghiệm lựa chọn kế toán cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm lựa chọn kế toán cho doanh nghiệp

Bộ phận kế toán là một trong các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp cần hoàn thiện trước khi đi vào hoạt động kinh doanh. Các công việc kế toán cần thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định như sau:

  • Tổ chức công tác kế toán, lập và kê khai các báo cáo thuế hàng tháng/quý, nộp báo cáo tài chính chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện được các công việc trên doanh nghiệp cần có 1 kế toán có chuyển môn, có kinh nghiệm ít nhất 2 năm để đảm nhiệm và mức chi phí phải trả khá cao (giao động từ 8 đến 15 triệu đồng).

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập chi phí cố định bộ phận kế toán cũng là một gánh nặng. Giải pháp khắc phục vấn đề này các doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn thuê kế toán dịch vụ đảm nhiệm công việc này vừa tiết kiệm được chi phí và đảm bảo được chuyên môn.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thành lập công ty mới nhất năm 2023 của Tư Vấn DNL được đúc kết trong quá trình hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho hơn 1000 khách hàng. Sau khi tham khảo bài viết trên mà Quý Khách hàng vẫn còn vướng mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp thì đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số Hotline: 0949 883 779 của Tư Vấn DNL để được hỗ trợ tư vấn thành lập công ty một cách nhanh nhất.

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Hiện nay, chưa có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và phải góp đủ trong vòng 90 ngày làm việc từ khi được cấp giấy phép kinh doanh

4.8/5 - (20 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one